Thịt treo gác bếp đặc sản Tây Bắc được tẩm ướp từ nguyên liệu tự nhiên. Sản phẩm được làm theo đúng chuẩn công thức của người dân vùng cao. Các tên gọi khác như: Thịt trâu (Thịt trâu sấy, thịt trâu gác bếp,…); Thịt lợn (Thịt lợn sấy; Thịt lợn gác bếp,…);…
THỊT TREO GÁC BẾP CỦA NGƯỜI TÂY BẮC
Thịt treo gác bếp là một đặc trưng về ẩm thực của người Tây Bắc nói riêng và người dân vùng núi phía Bắc nói chung. Những món ăn dân dã ra đời xuất phát từ điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Trong đó không thể không kể tới những món ăn từ các loại thịt treo gác bếp.
Vào mùa đông, khu vực phía Bắc Việt Nam trở nên rất lạnh. Với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, các loại gia súc khó có thể tồn tại. Đó là điều kiện ra đời của các loại Thịt treo gác bếp.
THỊT TREO GÁC BẾP VÀ ẨM THỰC NGƯỜI VÙNG CAO
Thịt treo gác bếp được sử dụng để chế biến nhiều món ăn. Ví dụ như: Trâu gác bếp hấp, nướng; Thịt lợn gác bếp xào;… Ngày nay, khi đời sống kinh tế thuận lợi hơn, những món ăn từ Thịt treo gác bếp vẫn được bà con gìn giữ như những nét đẹp văn hóa không thể thay đổi.
Bên cạnh đó, việc phát triển giá trị về văn hóa với ẩm thực vùng miền được chú trọng hơn. Chất lượng chế biến, sơ chế, bảo quản cũng được chú trọng hơn. Việc sấy, hong khói đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được cơ quan chuyên môn kiểm tra đánh giá.
Mô hình sản xuất sản phẩm thịt treo gác bếp, thịt sấy hộ gia đình được nhiều người thực hiện. Ví dụ như: Cơ sở Đồng Xuân Trường (Lai Châu) với sản phẩm: Thịt trâu gác bếp; Thịt trâu sấy; Thịt lợn sấy; Lạp xưởng;… gia truyền. Với công thức chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên và được truyền từ đời này sang đời khác.